249288 top -

Cám ơn trunghai & quangvu đã tặng AC những bài hát thật hay nhé.
249771 top -

Lợi ích của Lô Hội
Lô hội được tôn vinh là vua của những loài thảo dược thiên nhiên dùng trong chăm sóc sắc đẹp, người ta gọi nó là thần dược của sắc đẹp, là thứ cây cỏ thần kỳ.

Ngay từ rất sớm, lô hội đã được dùng rất phổ biến trong các công thức dưỡng nhan, điều trị các vấn đề về nội sinh và ngoại sinh liên quan đến da của con người như làm dịu da cháy nắng, trị mụn, làm lành vết thương, điều trị bệnh vảy nến, dị ứng da, côn trùng cắn và cả chứng bệnh rụng tóc. Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa tóc rụng, lô hội còn thật sự giúp mái tóc trở nên dày hơn và chắc khỏe hơn.
Bí quyết trị tóc rụng với lô hội:
Gel lô hội:
Đây là phương pháp lâu đời và hiệu quả, bằng cách sử dụng gel lô hội để cải thiện hiệu quả tình trạng rụng tóc. Bạn có thể ép lá lô hội, vắt bỏ bã để lấy gel trong, bôi gel này lên vùng da đầu bị rụng tóc và vùng da đầu bị hói, đợi khi gel khô rồi gội sạch. Các hoạt chất sinh học có trong gel lô hội có tác dụng thúc đẩy tốc độ phát triển mọc và phát triển của sợi tóc. Áp dụng phương pháp này thường xuyên, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt chỉ sau 2-3 tuần. Gel lô hội vừa có tác dụng ngăn tóc rụng, vừa thúc đẩy tóc phát triển bóng khỏe hơn.
Nước ép lô hội (nước giải khát):
Từ lâu đời, gel lô hội được dùng để điều trị các bệnh về da, trong khi đó, nước ép lô hội đã được dùng để điều trị một số vấn đề về sức khỏe như loét dạ dày, cao cholesterol, táo bón và nhiều chúng táo bón khác. Ngoài ra, hoạt chất có trong nước ép lô hội khi được bôi lên da đầu sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ phát triển của tóc, làm tóc mới nhanh mọc, cải thiện vùng đầu bị hói, làm dày hơn mái tóc mỏng và làm tóc thêm chắc khỏe.
Gel lô hội và muối ăn:
Bạn có thể thêm một chút muối ăn vào gel lô hội rồi thoa lên vùng da đầu cần điều trị, đặc biệt là vùng da đầu bị hói. Muối ăn sẽ giúp cho gel lô hội thấm sâu và bên trong da đầu, tại các lớp biểu bì sâu bên dưới lớp thượng bì, lô hội sẽ phát huy tối đa hiệu quả điều trị của nó, thúc đẩy tóc mọc trở lại một cách hiệu quả.
Gel lô hội và dầu hải ly:
Dầu hải ly cũng có tác dụng trị tóc rụng rất hiệu quả và giúp tóc thêm chắc khỏe. Hỗn hợp gel lô hội và dầu hải ly giúp tóc mọc nhanh hơn, chắc khỏe và mềm mại hơn.
Lô hội thúc đẩy tóc phát triển như thế nào?
Theo các nghiên cứu khoa học, lô hội chứa đến hàng trăm hợp chất hoạt tính sinh học như axit amin, nước, vitamin, khoáng chất, enzym, đường… Nhờ công thức có chứa các thành phần này mà lô hội có khả năng làm sạch, nuôi dưỡng, dưỡng ẩm và thúc đẩy sức đề kháng và tốc độ phát triển của tóc. Cũng vì vậy mà người ra đã ứng dụng lô hội trong các công thức ngăn ngừa tóc rụng.
Bí quyết trị rụng tóc với lô hội (Aloe vera )
Ngày nay, rất nhiều nghiên cứu đang ứng học các hiệu quả của lô hội vào việc chăm sóc da và tóc. Và lần lượt, để tạo thuận lợi tối đa cho người tiêu dùng, lần lượt các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa thành phần lô hội như dầu gội, dầu xả, xà bông, gel tạo kiểu, kem dưỡng tóc và lotion dưỡng tóc đã được giới thiệu ra thị trường.
1. Lô hội có đặc tính làm sạch tự nhiên.
2. Với những hợp chất sinh học vốn có, gel lô hội có tác dụng kháng viêm tự nhiên, chống virus và chống nấm hiệu quả. Nhờ vậy mà lô hội có tác dụng điều trị các vấn đề mà da đầu thường gặp phải như ngứa, viêm và gàu.
3. Lô hội có tác dụng thúc đẩy tóc mọc lại nhanh hơn, làm cải thiện vùng da đầu bị hói.
4. Nước giải khát lô hội có tác dụng nuôi dưỡng da và da đầu, cung cấp khoáng chất, vitamin, amino axit và đường.
5. Lô hội có chứa hàm lượng nước rất cao vì vậy chiết xuất từ lô hội có tác dụng cung cấp nước hiệu quả cho các mô tế bào của da đầu, phục hồi độ ẩm đã mất, đây là đặc điểm rất quan trọng đối với mái tóc khô.
6. Tinh chất lô hội có đặc tính nhanh chóng thẩm thấu và thẩm thấu toàn diện vào da và da đầu, có thể thấm sâu vào lớp hạ bì để nuôi dưỡng và dưỡng ẩm hiệu quả.
Lưu ý:
Nếu bạn muốn sử dụng lô hội để điều trị căn bệnh hói đầu và chứng rụng tóc, hãy ghi nhớ những điểm sau:
Hãy nhớ rửa sạch lá lô hội trước khi xay lấy gel hoặc ép lấy nước. Không nên để gel và nước lô hội quá lâu vì hàm lượng hoạt chất sinh học sẽ giảm dần và làm giảm hiệu quả điều trị của lô hội, ngay cả khi bạn bảo quản lá lô hội và dịch lô hội trong tủ lạnh thì hàm lượng hoạt chất này vẫn tiếp tục giảm xuống.
Theo Đại Học Khoa Học SG
Lô hội được tôn vinh là vua của những loài thảo dược thiên nhiên dùng trong chăm sóc sắc đẹp, người ta gọi nó là thần dược của sắc đẹp, là thứ cây cỏ thần kỳ.

Ngay từ rất sớm, lô hội đã được dùng rất phổ biến trong các công thức dưỡng nhan, điều trị các vấn đề về nội sinh và ngoại sinh liên quan đến da của con người như làm dịu da cháy nắng, trị mụn, làm lành vết thương, điều trị bệnh vảy nến, dị ứng da, côn trùng cắn và cả chứng bệnh rụng tóc. Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa tóc rụng, lô hội còn thật sự giúp mái tóc trở nên dày hơn và chắc khỏe hơn.
Bí quyết trị tóc rụng với lô hội:
Gel lô hội:
Đây là phương pháp lâu đời và hiệu quả, bằng cách sử dụng gel lô hội để cải thiện hiệu quả tình trạng rụng tóc. Bạn có thể ép lá lô hội, vắt bỏ bã để lấy gel trong, bôi gel này lên vùng da đầu bị rụng tóc và vùng da đầu bị hói, đợi khi gel khô rồi gội sạch. Các hoạt chất sinh học có trong gel lô hội có tác dụng thúc đẩy tốc độ phát triển mọc và phát triển của sợi tóc. Áp dụng phương pháp này thường xuyên, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt chỉ sau 2-3 tuần. Gel lô hội vừa có tác dụng ngăn tóc rụng, vừa thúc đẩy tóc phát triển bóng khỏe hơn.
Nước ép lô hội (nước giải khát):
Từ lâu đời, gel lô hội được dùng để điều trị các bệnh về da, trong khi đó, nước ép lô hội đã được dùng để điều trị một số vấn đề về sức khỏe như loét dạ dày, cao cholesterol, táo bón và nhiều chúng táo bón khác. Ngoài ra, hoạt chất có trong nước ép lô hội khi được bôi lên da đầu sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ phát triển của tóc, làm tóc mới nhanh mọc, cải thiện vùng đầu bị hói, làm dày hơn mái tóc mỏng và làm tóc thêm chắc khỏe.
Gel lô hội và muối ăn:
Bạn có thể thêm một chút muối ăn vào gel lô hội rồi thoa lên vùng da đầu cần điều trị, đặc biệt là vùng da đầu bị hói. Muối ăn sẽ giúp cho gel lô hội thấm sâu và bên trong da đầu, tại các lớp biểu bì sâu bên dưới lớp thượng bì, lô hội sẽ phát huy tối đa hiệu quả điều trị của nó, thúc đẩy tóc mọc trở lại một cách hiệu quả.
Gel lô hội và dầu hải ly:
Dầu hải ly cũng có tác dụng trị tóc rụng rất hiệu quả và giúp tóc thêm chắc khỏe. Hỗn hợp gel lô hội và dầu hải ly giúp tóc mọc nhanh hơn, chắc khỏe và mềm mại hơn.
Lô hội thúc đẩy tóc phát triển như thế nào?
Theo các nghiên cứu khoa học, lô hội chứa đến hàng trăm hợp chất hoạt tính sinh học như axit amin, nước, vitamin, khoáng chất, enzym, đường… Nhờ công thức có chứa các thành phần này mà lô hội có khả năng làm sạch, nuôi dưỡng, dưỡng ẩm và thúc đẩy sức đề kháng và tốc độ phát triển của tóc. Cũng vì vậy mà người ra đã ứng dụng lô hội trong các công thức ngăn ngừa tóc rụng.
Bí quyết trị rụng tóc với lô hội (Aloe vera )
Ngày nay, rất nhiều nghiên cứu đang ứng học các hiệu quả của lô hội vào việc chăm sóc da và tóc. Và lần lượt, để tạo thuận lợi tối đa cho người tiêu dùng, lần lượt các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa thành phần lô hội như dầu gội, dầu xả, xà bông, gel tạo kiểu, kem dưỡng tóc và lotion dưỡng tóc đã được giới thiệu ra thị trường.
1. Lô hội có đặc tính làm sạch tự nhiên.
2. Với những hợp chất sinh học vốn có, gel lô hội có tác dụng kháng viêm tự nhiên, chống virus và chống nấm hiệu quả. Nhờ vậy mà lô hội có tác dụng điều trị các vấn đề mà da đầu thường gặp phải như ngứa, viêm và gàu.
3. Lô hội có tác dụng thúc đẩy tóc mọc lại nhanh hơn, làm cải thiện vùng da đầu bị hói.
4. Nước giải khát lô hội có tác dụng nuôi dưỡng da và da đầu, cung cấp khoáng chất, vitamin, amino axit và đường.
5. Lô hội có chứa hàm lượng nước rất cao vì vậy chiết xuất từ lô hội có tác dụng cung cấp nước hiệu quả cho các mô tế bào của da đầu, phục hồi độ ẩm đã mất, đây là đặc điểm rất quan trọng đối với mái tóc khô.
6. Tinh chất lô hội có đặc tính nhanh chóng thẩm thấu và thẩm thấu toàn diện vào da và da đầu, có thể thấm sâu vào lớp hạ bì để nuôi dưỡng và dưỡng ẩm hiệu quả.
Lưu ý:
Nếu bạn muốn sử dụng lô hội để điều trị căn bệnh hói đầu và chứng rụng tóc, hãy ghi nhớ những điểm sau:
Hãy nhớ rửa sạch lá lô hội trước khi xay lấy gel hoặc ép lấy nước. Không nên để gel và nước lô hội quá lâu vì hàm lượng hoạt chất sinh học sẽ giảm dần và làm giảm hiệu quả điều trị của lô hội, ngay cả khi bạn bảo quản lá lô hội và dịch lô hội trong tủ lạnh thì hàm lượng hoạt chất này vẫn tiếp tục giảm xuống.
Theo Đại Học Khoa Học SG
249864 top -
251111 top -

@quangvu:
Banner mới đẹp hơn nhiều đó Vũ. Thanks Vũ.
Banner mới đẹp hơn nhiều đó Vũ. Thanks Vũ.
251644 top -

Lá Tía tô

Tía tô, tử tô, tên khoa học là Perilla frutescens (L.)
Briton, thuộc họ hoa môi (Lamaiaceae). Có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, trừ cảm lạnh. Thân cành lợi tiêu hóa. Hạt trừ hen, trị ho, làm long đàm.
Một số ứng dụng như sau:
Chữa cảm:
- Cảm lạnh: lá tía tô tươi một nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng.
- Cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực; nôn đầy: dùng 20g lá tươi giả nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.
- Cảm mưa ướt gió lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy: dùng lá tía tô 15g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
- Cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương: lá tía tô, sâm đại hành, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, gừng khô, tiền hồ mỗi thứ 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Cháo giải cảm:
Lá tía tô xắt nhỏ 10g, hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, gạo tẻ 30g, muối vừa đủ. Nấu cháo nhừ, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều, ăn khi còn nóng. Ra mồ hôi sẽ nhẹ người.
- Cảm cúm gai rét không ra mồ hôi: tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.
- Cảm cúm có ho và nhức đầu: tía tô, kinh giới, lá lốt: một nắm, củ ném 50 củ, nghệ tươi, gừng tươi: ba lát. Đổ ba chén nước đun sôi kỹ, xông cho ra mồ hôi rồi uống thêm một chén nước nóng.
- Cảm cúm bốn mùa: tía tô, kinh giới: 20g, sắn dây, bạc hà: 10g, nghệ, gừng: 8g và sài hồ 15g. Trừ gừng là dùng tươi, còn lại đều khô. Đổ ba chén nước sắc còn một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
Mauxanhhyvong sưu tầm

Tía tô, tử tô, tên khoa học là Perilla frutescens (L.)
Briton, thuộc họ hoa môi (Lamaiaceae). Có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, trừ cảm lạnh. Thân cành lợi tiêu hóa. Hạt trừ hen, trị ho, làm long đàm.
Một số ứng dụng như sau:
Chữa cảm:
- Cảm lạnh: lá tía tô tươi một nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng.
- Cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực; nôn đầy: dùng 20g lá tươi giả nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.
- Cảm mưa ướt gió lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy: dùng lá tía tô 15g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
- Cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương: lá tía tô, sâm đại hành, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, gừng khô, tiền hồ mỗi thứ 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Cháo giải cảm:
Lá tía tô xắt nhỏ 10g, hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, gạo tẻ 30g, muối vừa đủ. Nấu cháo nhừ, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều, ăn khi còn nóng. Ra mồ hôi sẽ nhẹ người.
- Cảm cúm gai rét không ra mồ hôi: tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.
- Cảm cúm có ho và nhức đầu: tía tô, kinh giới, lá lốt: một nắm, củ ném 50 củ, nghệ tươi, gừng tươi: ba lát. Đổ ba chén nước đun sôi kỹ, xông cho ra mồ hôi rồi uống thêm một chén nước nóng.
- Cảm cúm bốn mùa: tía tô, kinh giới: 20g, sắn dây, bạc hà: 10g, nghệ, gừng: 8g và sài hồ 15g. Trừ gừng là dùng tươi, còn lại đều khô. Đổ ba chén nước sắc còn một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
Mauxanhhyvong sưu tầm
252295 top -
252307 top -

@cô evangeline ơi:
Thêm hai chữ "sưu tầm" dzô dùm con nha cô. Thật ra con hỏng có viết ra cái bài đó, con chỉ biết nó trị cảm vậy thôi, nên cứ thế alez lụm rùi bỏ vô đây àh. Thanks cô.
Nhà cô đẹp quá. Chúc cô chú luôn an vui!
Thêm hai chữ "sưu tầm" dzô dùm con nha cô. Thật ra con hỏng có viết ra cái bài đó, con chỉ biết nó trị cảm vậy thôi, nên cứ thế alez lụm rùi bỏ vô đây àh. Thanks cô.
Nhà cô đẹp quá. Chúc cô chú luôn an vui!
252389 top -


Gia Đình Bác sĩ Long xin kính chúc toàn thể gia đình anh chị em Việt Di Trú một mùa Giáng Sinh đầy phước hạnh & một năm mới an bình, hạnh phúc & mọi điều may mắn.
Trân trọng.
252418 top -
@thaoclassic:
Anh chị cám ơn tấm thiệp & lời chúc Giáng sinh của Thảo nha. Thảo mang đến nhà AC một không khí GS ấm áp, vui tươi đó.
Anh chị cám ơn tấm thiệp & lời chúc Giáng sinh của Thảo nha. Thảo mang đến nhà AC một không khí GS ấm áp, vui tươi đó.
252420 top -

Thực phẩm giảm cân trong mùa đông
Mùa đông ăn ngon miệng nên bạn rất dễ tăng cân. Bạn hãy giữ sự thon thả bằng cách ưu tiên một số thực phẩm như hạt bí, táo, bắp cải...
Hạt bí ngô
Bí ngô là một loại thực phẩm giảm cân giàu kalo rất được yêu thích. Đặc biệt là hạt bí ngô, nó chiếm thành phần dinh dưỡng quan trọng và rất giàu magiê giúp làm chậm quá trình lão hóa. Hơn nữa việc bạn không ngừng cắn và nhai sẽ gây tiết nước bọt liên tục, phòng ngừa sự chuyển đổi chất béo và làm loại bỏ chất thải.
Ngoài biện pháp trực tiếp ăn, bạn còn có thể dùng nó làm món salad.
Giấm hoa quả
Theo nghiên cứu, giấm có thể được coi như một thực phẩm giảm béo hữu ích, lại cung cấp nhiều loại vitamin cho cơ thể. Giấm giúp thúc đẩy sự lưu thông máu, góp phần làm giảm huyết áp.

Bắp cải
Là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và là một loại thực phẩm giảm cân rất tốt. Có thể chế biến bằng nhiều phương pháp như làm salad, luộc...
Yến mạch
Yến mạch nhiều chất xơ và dinh dưỡng, không chỉ thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể, làm cho làn da thêm mịn màng và trắng sáng. Bạn có thể kết hợp sử dụng cùng với sữa không béo.
Quả mâm xôi
Quả mâm xôi tươi chỉ có trong mùa hè. Nhưng quả mâm xôi đông lạnh cũng không giảm đi nhiều dinh dưỡng, vì vậy bạn vẫn có thể ăn nó vào mùa đông. Loại quả này chứa các chất chống viêm và cũng là vũ khí tốt để giúp cho làn da thêm mịn màng hơn. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc trộn với sữa chua..
Mận khô
Dù chỉ là quả phơi khô nhưng lượng dinh dưỡng của nó còn cao hơn so với nhiều loại trái cây tươi thông thường. Mận khô rất giàu chất chống ôxy hóa và khoáng chất, nó còn có thể giúp điều chỉnh nội tiết ở phụ nữ, chống lão hóa. Có thể trực tiếp ăn hoặc làm salad. Cần ngâm trong nước ấm trước khi ăn, giúp phát huy các chất dinh dưỡng một cách tối đa.

Táo
Táo là một thực phẩm giảm cân phổ biến nhất. Ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng như loại bỏ độc tố cho cơ thể, chống táo bón, giảm đau đầu…Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc dùng táo sau bữa ăn còn giúp chúng ta có một hàm răng chắc khỏe.
Gừng
Gừng có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu đồng thời cũng có rất chất chống ung thư. Cách dùng: Cắt thành từng miếng nấu cùng với táo tàu hoặc có thể cho vào uống cùng với trà.
Quế
Quế không chỉ là gia vị mà còn để dùng làm thuốc. Nó giúp cơ thể thúc đẩy sự trao đổi chất, kiểm soát lượng đường và lượng cholesterol. Đây là thực phẩm không thể thiếu trong mùa đông, giúp giảm béo rất có hiệu quả. Có thể ăn trực tiếp hoặc cho vào nấu cùng với các món ăn.
Theo aFamily
Mùa đông ăn ngon miệng nên bạn rất dễ tăng cân. Bạn hãy giữ sự thon thả bằng cách ưu tiên một số thực phẩm như hạt bí, táo, bắp cải...
Hạt bí ngô
Bí ngô là một loại thực phẩm giảm cân giàu kalo rất được yêu thích. Đặc biệt là hạt bí ngô, nó chiếm thành phần dinh dưỡng quan trọng và rất giàu magiê giúp làm chậm quá trình lão hóa. Hơn nữa việc bạn không ngừng cắn và nhai sẽ gây tiết nước bọt liên tục, phòng ngừa sự chuyển đổi chất béo và làm loại bỏ chất thải.
Ngoài biện pháp trực tiếp ăn, bạn còn có thể dùng nó làm món salad.
Giấm hoa quả
Theo nghiên cứu, giấm có thể được coi như một thực phẩm giảm béo hữu ích, lại cung cấp nhiều loại vitamin cho cơ thể. Giấm giúp thúc đẩy sự lưu thông máu, góp phần làm giảm huyết áp.

Bắp cải
Là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và là một loại thực phẩm giảm cân rất tốt. Có thể chế biến bằng nhiều phương pháp như làm salad, luộc...
Yến mạch
Yến mạch nhiều chất xơ và dinh dưỡng, không chỉ thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể, làm cho làn da thêm mịn màng và trắng sáng. Bạn có thể kết hợp sử dụng cùng với sữa không béo.
Quả mâm xôi
Quả mâm xôi tươi chỉ có trong mùa hè. Nhưng quả mâm xôi đông lạnh cũng không giảm đi nhiều dinh dưỡng, vì vậy bạn vẫn có thể ăn nó vào mùa đông. Loại quả này chứa các chất chống viêm và cũng là vũ khí tốt để giúp cho làn da thêm mịn màng hơn. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc trộn với sữa chua..
Mận khô
Dù chỉ là quả phơi khô nhưng lượng dinh dưỡng của nó còn cao hơn so với nhiều loại trái cây tươi thông thường. Mận khô rất giàu chất chống ôxy hóa và khoáng chất, nó còn có thể giúp điều chỉnh nội tiết ở phụ nữ, chống lão hóa. Có thể trực tiếp ăn hoặc làm salad. Cần ngâm trong nước ấm trước khi ăn, giúp phát huy các chất dinh dưỡng một cách tối đa.

Táo
Táo là một thực phẩm giảm cân phổ biến nhất. Ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng như loại bỏ độc tố cho cơ thể, chống táo bón, giảm đau đầu…Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc dùng táo sau bữa ăn còn giúp chúng ta có một hàm răng chắc khỏe.
Gừng
Gừng có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu đồng thời cũng có rất chất chống ung thư. Cách dùng: Cắt thành từng miếng nấu cùng với táo tàu hoặc có thể cho vào uống cùng với trà.
Quế
Quế không chỉ là gia vị mà còn để dùng làm thuốc. Nó giúp cơ thể thúc đẩy sự trao đổi chất, kiểm soát lượng đường và lượng cholesterol. Đây là thực phẩm không thể thiếu trong mùa đông, giúp giảm béo rất có hiệu quả. Có thể ăn trực tiếp hoặc cho vào nấu cùng với các món ăn.
Theo aFamily
252427 top -

@mauxanhhyvong:
Cô đã sửa chữa xong rùi đó, con thấy bài của con đẹp hông?
Cô đã sửa chữa xong rùi đó, con thấy bài của con đẹp hông?
252441 top -
Ngừa bệnh mùa lạnh với gia vị
Một số gia vị thông thường trong nhà bếp không chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho các món ăn, chúng còn có tác dụng phòng ngừa bệnh rất hiệu quả.
Củ nghệ:
Nghệ có vị cay, hơi đắng nhưng không gây độc, tính ôn hòa. Nghệ có tác dụng giúp cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, làm tan máu bầm, chảy máu cam, làm liền sẹo cũng như một số bệnh có liên quan đến bao tử.
Thông thường, nghệ được dùng như bài thuốc dưới hình thức sắc củ nghệ còn tươi hay sau khi phơi khô thành nước để uống, làm gia vị ăn kèm các món ăn trong ngày, hoặc vùi trong than cho chín để ăn kèm với muối… Tuy nhiên người có thể trạng nóng, cần hạn chế ăn nhiều nghệ.
Củ gừng:
Nhờ vào đặc tính vị cay, ấm và có tác dụng chống lạnh, trị ho, đau tức ngực, trừ đôc..., củ gừng tươi khi chưa gọt vỏ rất thích hợp giúp giữ ấm cơ thể và đề phòng cảm lạnh. Chất cay của gừng tươi khi tiếp xúc với niêm mạc không gây phồng rộp. Vị cay độc đáo của gừng còn giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể như hạ sốt, chống lạnh và đổ mồ hôi... Hợp chất trong gừng có khả năng làm giảm đau các khớp xương không kém các loại dược phẩm đắt tiền khác.
Uống trà gừng hoặc đập một củ gừng tươi nhỏ cho vào các món rau xào như cải bẹ xanh và canh cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên dùng gừng tươi (hoặc khô) như người đang có bệnh về chảy máu như chảy máu cam, băng huyết, ho ra máu, sốt xuất huyết...

Củ hành:
Loại củ gia vị này có vị cay nồng, tính bình lại không gây độc. Không chỉ có công dụng ngừa một số bệnh lý thông thường như cảm gió, nhức mỏi mắt, đau bụng, đau đầu...
Dùng củ hành thường xuyên có thể giúp đề phòng bệnh loãng xương nhờ vào thành phần Gamma Glutamyl Peptide có trong củ.
Củ hành còn giúp ngừa những bệnh lý về tim mạch bằng cách làm giảm lượng homocysteine có trong máu - nguy cơ đáng kể gây nên bệnh tim mạch và đột quỵ, nhờ có chứa nhiều chất crôm và vitamin B6.
Ngoài ra, củ hành còn giúp ngừa chứng viêm khớp mãn tính, dị ứng với hen suyễn gây tắc nghẽn hô hấp và cảm thông thường, nhờ có chứa những tác nhân chống viêm tấy trong củ hành.
Ớt và tiêu:
Ớt có vị cay nồng, không gây độc, có tác dụng làm ấm bụng và kích hoạt tiêu hóa. Khi dùng với liều lượng vừa phải, ớt sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh. Người lớn có thể sử dụng mỗi ngày khoảng 10g ớt, giúp ngủ ngon và phòng bệnh rất tốt.
Trong hạt tiêu có vị cay nồng, tính nóng và không gây độc. Ăn tiêu giúp tiêu hóa tốt, trừ độc tố trong cơ thể, tiêu đàm, trị đầy hơi và tiêu chảy. Có thể dùng tiêu giã nhỏ hoặc tiêu nguyên hạt còn tươi hoặc phơi khô đều tốt.
Cây sả:
Sả có vị cay nồng, mùi thơm và không gây độc. Lá sả tươi dùng để nấu nước xông chữa bệnh cảm sốt, củ sả phơi khô sắc nước để uống chữa ói mửa, giữ ấm bụng, giảm đau nhức cơ thể...
Khi kết hợp với một số thảo dược khác, sả còn giúp chữa chứng sình bụng, đầy hơi...
Theo dulichmuasam
Một số gia vị thông thường trong nhà bếp không chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho các món ăn, chúng còn có tác dụng phòng ngừa bệnh rất hiệu quả.
Củ nghệ:
Nghệ có vị cay, hơi đắng nhưng không gây độc, tính ôn hòa. Nghệ có tác dụng giúp cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, làm tan máu bầm, chảy máu cam, làm liền sẹo cũng như một số bệnh có liên quan đến bao tử.
Thông thường, nghệ được dùng như bài thuốc dưới hình thức sắc củ nghệ còn tươi hay sau khi phơi khô thành nước để uống, làm gia vị ăn kèm các món ăn trong ngày, hoặc vùi trong than cho chín để ăn kèm với muối… Tuy nhiên người có thể trạng nóng, cần hạn chế ăn nhiều nghệ.
Củ gừng:
Nhờ vào đặc tính vị cay, ấm và có tác dụng chống lạnh, trị ho, đau tức ngực, trừ đôc..., củ gừng tươi khi chưa gọt vỏ rất thích hợp giúp giữ ấm cơ thể và đề phòng cảm lạnh. Chất cay của gừng tươi khi tiếp xúc với niêm mạc không gây phồng rộp. Vị cay độc đáo của gừng còn giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể như hạ sốt, chống lạnh và đổ mồ hôi... Hợp chất trong gừng có khả năng làm giảm đau các khớp xương không kém các loại dược phẩm đắt tiền khác.
Uống trà gừng hoặc đập một củ gừng tươi nhỏ cho vào các món rau xào như cải bẹ xanh và canh cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên dùng gừng tươi (hoặc khô) như người đang có bệnh về chảy máu như chảy máu cam, băng huyết, ho ra máu, sốt xuất huyết...

Củ hành:
Loại củ gia vị này có vị cay nồng, tính bình lại không gây độc. Không chỉ có công dụng ngừa một số bệnh lý thông thường như cảm gió, nhức mỏi mắt, đau bụng, đau đầu...
Dùng củ hành thường xuyên có thể giúp đề phòng bệnh loãng xương nhờ vào thành phần Gamma Glutamyl Peptide có trong củ.
Củ hành còn giúp ngừa những bệnh lý về tim mạch bằng cách làm giảm lượng homocysteine có trong máu - nguy cơ đáng kể gây nên bệnh tim mạch và đột quỵ, nhờ có chứa nhiều chất crôm và vitamin B6.
Ngoài ra, củ hành còn giúp ngừa chứng viêm khớp mãn tính, dị ứng với hen suyễn gây tắc nghẽn hô hấp và cảm thông thường, nhờ có chứa những tác nhân chống viêm tấy trong củ hành.
Ớt và tiêu:
Ớt có vị cay nồng, không gây độc, có tác dụng làm ấm bụng và kích hoạt tiêu hóa. Khi dùng với liều lượng vừa phải, ớt sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh. Người lớn có thể sử dụng mỗi ngày khoảng 10g ớt, giúp ngủ ngon và phòng bệnh rất tốt.
Trong hạt tiêu có vị cay nồng, tính nóng và không gây độc. Ăn tiêu giúp tiêu hóa tốt, trừ độc tố trong cơ thể, tiêu đàm, trị đầy hơi và tiêu chảy. Có thể dùng tiêu giã nhỏ hoặc tiêu nguyên hạt còn tươi hoặc phơi khô đều tốt.
Cây sả:
Sả có vị cay nồng, mùi thơm và không gây độc. Lá sả tươi dùng để nấu nước xông chữa bệnh cảm sốt, củ sả phơi khô sắc nước để uống chữa ói mửa, giữ ấm bụng, giảm đau nhức cơ thể...
Khi kết hợp với một số thảo dược khác, sả còn giúp chữa chứng sình bụng, đầy hơi...
Theo dulichmuasam
252709 top -


252710 top -

@cô evangeline:
Bài post mà qua tay cô thì có xấu cũng trở nên rực rỡ mà.
Con đâu có động chân động tay gì đâu. :)
P/s: Hình con gái cô ạh?
Bài post mà qua tay cô thì có xấu cũng trở nên rực rỡ mà.
Con đâu có động chân động tay gì đâu. :)
P/s: Hình con gái cô ạh?
252992 top -